Chuẩn bị cho sự nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế với chương trình đào tạo toàn diện và lựa chọn định hướng nghiên cứu hoặc ứng dụng.
Chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế – Luật
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế theo định hướng nghiên cứu cung cấp là chương trình chọn lọc, lớp nhỏ cho người học những kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế và các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, hình thành năng lực nghiên cứu khoa học và làm việc thực tiễn trong các tổ chức quốc tế; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực đối ngoại và kinh tế quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Nguồn: https://tuyensinh.uel.edu.vn/hoc-thac-si-kinh-te-quoc-te/
Học viên được trang bị kiến thức ngành với các môn bắt buộc: Kinh tế lượng nâng cao, Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết luận văn, Lý thuyết và chính sách thương mại, Tài chính quốc tế nâng cao, Đầu tư quốc tế nâng cao, Kinh tế đối ngoại nâng cao, Kinh doanh quốc tế nâng cao, Logistics quốc tế. Và được chọn 6 trong các môn học: Đàm phán kinh doanh quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị mua hàng toàn cầu, Quản trị tồn kho và phân phối, Leadership, Quản trị đa văn hóa, Phân tích dữ liệu kinh tế, Bảo mật thông tin trong bối cảnh toàn cầu hoá, Luật sở hữu trí tuệ, Luật hợp đồng thương mại.
Chương trình học 02 năm
Đội ngũ giảng viên đầu ngành về nghiên cứu và công bố quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế
Học phí cạnh tranh nhất trong các chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế tại Việt Nam
Có cơ hội nhận học bổng sau đại học của Trường Đại học Kinh tế – Luật và Đại học Quốc gia Tp. HCM
Có cơ hội chuyển tiếp học chương trình thạc sĩ tại Trường ESDES Lyon Business School (CH Pháp) – Đối tác chiến lược của Khoa Kinh tế đối ngoại.
Điều kiện dự tuyển chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế
Năm 2024, Để tham gia chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế, người học phải đáp ứng 02 điều kiện cơ bản như sau:
Điều kiện về bằng đại học: Người dự tuyển thạc sĩ Kinh tế quốc tế cần tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định hoặc đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức trước khi tham gia dự tuyển theo quy định. Đối với người dự tuyển đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu phải có học lực đạt loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu theo danh mục tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tại Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN ngày 05 tháng 7 năm 2024.
Điều kiện về ngoại ngữ: Người dự tuyển cần có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế quốc tế làm nghề gì?
Những người đang hoặc dự định làm việc tại những tổ chức quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh và các cơ quan quản lý kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tổ chức tư vấn đều có cơ hội tham gia chương trình này,… Những ứng viên là chuyên viên, chuyên gia kĩ thuật của các doanh nghiệp quốc tế cũng có thể tham gia Chương trình. Ngoài ra, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.
Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ ngành Kinh tế quốc tế có khả năng: Đảm nhận các công tác tư vấn, phân tích, đánh giá, nghiên cứu, và quản trị tại các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tham gia các dự án kinh tế, xã hội, phát triển, dự án đầu tư, dự án môi trường,…
Với kiến thức được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế quốc tế người học có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các doanh nghiệp
Ngoài ra, học viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế còn có thể tiếp tục làm việc tại các cơ quan Nhà nước như: các Bộ ban ngành; các cơ quan liên quan đến thương mại quốc tế và logistics; các cơ quan liên quan đến tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập quốc tế,…
Ngành nghề sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế quốc tế:
Giảng viên đại học
Chuyên viên xuất nhập khẩu
Nhà tư vấn thương mại quốc tế
Quản lý logistics
Chuyên viên hoạch định chuỗi cung ứng
Chuyên viên phân tích tài chính quốc tế
Nhà tư vấn đầu tư
Nhân viên tại các tổ chức quốc tế
Chuyên viên marketing quốc tế
Quản lý dự án quốc tế
Xem thêm:
https://sites.google.com/uel.edu.vn/tuyensinhueledu/dao-tao-thac-si/thac-si-kinh-te-quoc-te
https://tuyensinhuel.wordpress.com/2025/01/14/thac-si-kinh-te-quoc-te/
https://tuyensinhuel.webflow.io/post/thac-si-kinh-te-quoc-te
https://tuyensinhueledu.weebly.com/cam-nang-dai-hoc/thac-si-kinh-te-quoc-te
Nhận xét
Đăng nhận xét